Vì sao môi bị thâm đen? Những phương pháp khắc phục hiệu quả

 Môi bị thâm đen do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đôi khi chúng ta lại ít quan tâm tìm cách ngăn chặn. Việc bỏ bê lâu ngày dẫn đến tình trạng môi đen, thâm sạm, khô, nứt nẻ. Muốn xử lý những khuyết điểm trên môi thì trước tiên các bạn nên biết vì sao môi bị thâm đen qua phần thông tin dưới đây nhé!

Vì sao môi bị thâm đen? Những nguyên nhân phổ biến nhất

Đôi môi của bạn vốn dĩ hồng hào, đỏ thắm nhưng ngày càng có dấu hiệu thâm đen. Sự thay đổi này được biết là do các tế bào melanocytes bị tổn thương làm kích thích các hắc tố tập trung ở vùng môi. 

Môi bị thâm đen do chế độ sinh hoạt, môi trường bên ngoài tác động

Môi bị thâm đen do chế độ sinh hoạt, môi trường bên ngoài tác động

Bên cạnh những nguyên nhân do bên trong cơ thể thì những yếu tố từ môi trường, sinh hoạt cũng khiến cho đôi môi ngày càng kém sắc, cụ thể như sau:

Thâm môi do thiếu chất

- Thiếu nước dẫn đến môi thâm đen: Nếu bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể thì không chỉ làn môi khô sần, thâm đen mà ngay cả làn da cũng xấu xí. Nước đóng vai trò quan trọng chiếm đến 70% cơ thể nên cần cung cấp để da và đôi môi đủ độ ẩm, tươi tắn và căng mọng.

- Thâm môi do thiếu chất sắt: Chất sắt đóng vai trò sản sinh hồng cầu, nếu thiếu đi lượng sắt thì dẫn đến thiếu máu. Khi thiếu máu dẫn đến tình trạng thiếu hụt hemoglobin, một chất giúp cho môi có màu đỏ. Do đó, khi thiếu chất sắt môi của bạn sẽ thâm đen, nhợt nhạt. 

- Thâm môi do thiếu vitamin B: Khi thiếu hụt vitamin B2 có thể khiến môi bị thâm, xỉn màu. Chất này đóng vai trò duy trì mức độ bình thường của axit amin homocysteine trong máu nên khi thiếu dẫn đến nứt môi là dấu hiệu rõ nhất.

- Thâm môi do thiếu vitamin C: Đây là chất có vai trò chống lại các hắc tố đen sạm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và làn da. Khi thiếu vitamin C dẫn đến các biểu hiện như khô môi, sưng nướu, khớp đau nhức…

Thâm môi do thói quen sinh hoạt không lành mạnh

- Tia UV khiến môi bị thâm: Vì sao môi bị thâm đen? Lý do là bởi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khiến cho tia UV tác động vào môi kích thích sản xuất hắc tố melanin gây đen môi. Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến. 

Lạm dụng son môi chứa nhiều hóa chất khiến môi bị thâm đen

Lạm dụng son môi chứa nhiều hóa chất khiến môi bị thâm đen

- Thói quen lạm dụng son: Son môi đối với mọi cô nàng là một “vật bất ly thân” không thể xa rời. Cũng chính thói quen dùng son quá nhiều khiến cho chất chì trong sản phẩm gây hại cho môi. Hãy tìm mua hàng chất lượng, được kiểm định không có chất chì rồi mới nên sử dụng.

- Thói quen liếm môi, ngậm môi: Hàng ngày vô tình chúng ta hay có thói quen liếm môi, ngậm môi làm cho môi mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ dẫn đến môi sạm, nứt nẻ. 

- Thói quen uống cà phê, trà: Hai loại thức uống này có thành phần cafein gây nghiện cho người uống và còn khiến cho môi bị đen sạm đi, răng ố vàng. 

- Thói quen hút thuốc lá: Thành phần thuốc lá chứa chất nicotine là chất ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và khiến môi ngày càng biến màu thấy rõ.  Vì sao nên phun môi cho nam

Bên cạnh đó, môi thâm đen còn do những nguyên nhân khác như bẩm sinh do di truyền, dùng thuốc kháng sinh, bệnh suy tim, phụ nữ sau sinh…

Những bí quyết chăm sóc cho đôi môi hết thâm sạm

Là con gái, việc giữ cho mình có một làn môi mềm mịn, hồng hào là điều rất cần thiết. Bởi đôi môi là điểm duyên dáng góp phần làm cho khuôn mặt rạng ngời hơn. Nhưng để lưu giữ cho nhan sắc đẹp tự nhiên thì bao giờ cũng cần có những bí kíp riêng và cần được áp dụng thường xuyên. 

Vì sao môi bị thâm đen? Nếu đã hiểu rõ những lý do này thì từ giờ các bạn nên chấn chỉnh lại thói quen sinh hoạt của mình. Điều này không chỉ góp phần giúp môi hồng hào, tươi tắn trở lại mà còn làm đẹp làn da, tăng cường sức khỏe. 

Xây dựng lại chế độ dinh dưỡng

Trước tiên, chúng ta nên uống đủ lượng nước, cụ thể mỗi ngày cần cung cấp 8 ly nước là hợp lý. Tiếp đến, bổ sung những dưỡng chất dinh dưỡng như vitamin B, vitamin C, chất sắt…

Bổ sung nguồn dinh dưỡng giúp môi căng mọng

Bổ sung nguồn dinh dưỡng giúp môi căng mọng

- Mỗi ngày hãy uống 1 ly nước ép trái cây từ các loại như cam, lựu, dứa, nước ép rau, củ… 

- Bổ sung vitamin B2 từ các loại thực phẩm như thịt nạc, trứng, gan…

- Bổ sung chất sắt từ các thực phẩm như hải sản, gà, thịt đỏ, bông cải xanh, khoai tây, các loại hạt, ngũ cốc, cà chua, mật ong, của cải đường, lòng đỏ trứng, rau bina…

Dưỡng ẩm cho môi

Dưỡng ẩm cho môi mềm mịn, chống khô, nứt nẻ

Dưỡng ẩm cho môi mềm mịn, chống khô, nứt nẻ

Song song với thói quen dùng son thì bạn nên sắm cả sản phẩm dưỡng môi như son dưỡng, kem dưỡng môi vaseline để thoa lên môi thường xuyên nhằm duy trì độ mềm mịn chống khô, nứt môi, chảy máu. Trước khi đi ngủ thoa những tinh chất thiên nhiên như dầu dừa, dầu ô liu, dầu hạnh nhân, mật ong, nha đam, sáp ong…

Tẩy tế bào chết hàng tuần

Tẩy tế bào chết cho môi cũng cần thiết như tẩy tế bào chết trên da. Mỗi tuần cần áp dụng 1-2 lần để làm sạch da chết giúp môi lên màu. Nguyên liệu dùng rất đơn giản, có thể chọn các công thức như: đường và dầu ô liu; mật ong, dầu dừa và đường nâu; chanh, mật ong và đường; baking soda và mật ong…

Dùng kem chống nắng cho môi

Như đã nêu trên, ánh nắng kích thích hắc tố gây thâm đen môi, do đó cần đến một sản phẩm chống nắng cho môi mỗi khi ra đường. Chọn loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp SPF 10 – 20. 

Bỏ qua những thói quen xấu gây thâm đen môi

Vì sao môi bị thâm đen? Nguyên nhân phổ biến nhất là do những thói quen xấu hàng ngày tác động lên môi khiến đôi môi bạn bị thâm đen, sần sùi. Vì vậy, chúng ta cần bỏ những thói quen này. 

Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho môi

Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho môi

- Hạn chế uống cà phê, trà: Các bạn nên hạn chế dùng hai loại nước này mà thay vào đó chuyển qua thói quen uống nhiều nước hay nước ép trái cây để tăng cường sức khỏe có lợi cho môi. Nếu không thể từ bỏ thì khi uống nên dùng thêm nước để loại bỏ vết ố vàng, tránh làm môi và răng bị xỉn màu. 

- Không nên liếm môi, cắn môi: Những thói quen này vốn không tốt cho môi nên cần từ bỏ để lớp dầu tự nhiên hình thành và bảo vệ da môi, chống được việc khô da, sạm môi.

- Lựa chọn son môi chất lượng: Tìm một sản phẩm chất lượng, không chứa hoạt chất. Sau mỗi lần thoa son nên dưỡng môi lại. Đồng thời trước khi dùng son nên dùng kem dưỡng tạo một lớp bảo vệ rồi mới nên thoa son.

Phương pháp phun môi trị thâm đen bằng công nghệ

Trị thâm môi bằng tia laser

Hiện nay, có nhiều cách chữa môi thâm xỉn màu rất nhanh chóng. Trong đó, áp dụng công nghệ laser được biết đến là phương pháp cho hiệu quả cao. Ánh sáng có luồng xung điện tác động trực tiếp đến vùng môi xóa thâm đen, chỉ sau vài lần áp dụng là môi hồng hào, tươi tắn trở lại. 

Phun môi thẩm mỹ

Phun, xăm môi giúp xóa môi thâm đen nhanh chóng

Phun, xăm môi giúp xóa môi thâm đen nhanh chóng

Chắn hẳn phun môi đã quá quen thuộc với nhiều chị em hiện nay. Phương pháp này cũng là cách giúp phủ lên môi một màu sắc mới đỏ thắm đẹp tự nhiên. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, dùng thiết bị phun xăm đưa mực xuống tầng thượng bì da tạo làn môi mới căng mọng. 

Seoul Center đã chia sẻ vì sao môi bị thâm đen và những cách ngăn chặn tình trạng này. Từ giờ các bạn hãy chăm sóc cho đôi môi của mình, những việc làm đơn giản nhưng lại mang hiệu quả làm đẹp rất cao. Ngoài ra, để chữa trị môi thâm đen, chúng ta có thể tham khảo thêm các dịch vụ như phun môi collagen. Mọi thông tin về cách chữa môi thâm đen dứt điểm có thể cập nhật ở website SeoulCenter.Vn bạn nhé!

Tìm hiểu thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu Hiệu Phun Môi Thành Công: Sự Hoàn Hảo Trong Vẻ Đẹp

Phun Môi Bị Sưng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, và Cách Xử Lý

Mụn Nước Sau Phun Môi: Nguyên Nhân và Triệu Chứng